Ngành nhựa và cao su vượt khó tăng tốc

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 8/10/2018 - Số lượt đọc: 6039

Ngành nhựa và cao su vượt khó tăng tốc


Mặc dù việc nhập nguyên liệu cũng như máy móc sản xuất không được như kỳ vọng nhưng ngành nhựa vào cao 


su đều có kết quả vượt bậc. 

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo ngày 17/7 tại TP HCM trong buổi họp báo giới thiệu về triển lãm quốc tế 

về công nghiệp nhựa, cao su, bao bì, in ấn, chế biến thực phẩm, công cụ và tự động hoá (VietnamPlas, 

VnPackPrint, VnFoodtech, VnPrintLabel & Linkage Vietnam 2013) sẽ diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm 

Sài gòn (SECC) trong tháng 9 tới.

Ngành nhựa và cao su vượt khó tăng tốc

Mặc dù việc nhập nguyên liệu cũng như máy móc sản xuất không được như kỳ vọng nhưng ngành nhựa và cao su đều có kết quả vượt bậc. 

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo ngày 17/7 tại TP HCM trong buổi họp báo giới thiệu về triển lãm quốc tế về công nghiệp nhựa, cao su, bao bì, in ấn, chế biến thực phẩm, công cụ và tự động hoá (VietnamPlas, VnPackPrint, VnFoodtech, VnPrintLabel & Linkage Vietnam 2013) sẽ diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài gòn (SECC) trong tháng 9 tới.

Ngành nhựa và cao su vượt khó tăng tốc

Tại buổi họp, bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam đứng thứ năm thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên, và đứng thứ tư về xuất khẩu, với sản lượng cao su thiên nhiên là 863 nghìn tấn và diện tích trồng cao su mở rộng được 910.500 ha.

Theo bà Hoa, thời gian qua mặc dù xuất khẩu cao su thiên nhiên có gặp khó khăn do sự sụt giảm nhu cầu của thị trường Trung Quốc, nhưng xuất khẩu sản phẩm cao su (như lốp xe, găng tay cao su, nệm, đế giày…) lại có xu hướng tăng trưởng tốt. Trong năm 2012, xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ.

“Việt Nam có thể trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư để sản xuất các sản phẩm cao su nhờ có nguồn cao su thiên nhiên và lao động dồi dào­” – bà Hoa cho biết.

Cũng như ngành cao su, ngành nhựa thời gian qua cũng đã có nhiều thành tích đáng nể, theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mặc dù khó khăn, nhưng doanh nghiệp ngành nhựa hiện vẫn đầu tư vào thiết bị và công nghệ để tăng năng lực cũng như khả năng cạnh tranh, vì nhu cầu xuất khẩu của ngành nhựa vẫn lớn và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù doanh nghiệp ngành nhựa, nhìn chung, vẫn khó khăn nhưng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu để sản xuất đạt trên 2,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 19,2% về lượng và 20,3% về giá trị. Theo bà Mỹ, việc này là do bao bì là ngành phụ trợ, cung cấp cho nhiều ngành khác như dệt may, da giày… vốn vẫn đang tăng trưởng tốt.

“Trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành nhựa và cao su Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để tiếp cận máy móc hiện đại qua triển lãm quốc tế về công nghiệp nhựa, cao su, bao bì, in ấn, chế biến thực phẩm, công cụ và tự động hoá diễn. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tìm đối tác và đầu tư vào thiết bị và công nghệ để tăng năng lực cũng như khả năng cạnh tranh cho ngành nghề của mình” – bà Mỹ khẳng định.

>>> Cơ hội đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp nhựa cao su

>>> Mục tiêu xuất khẩu của công nghiệp nhựa Việt Nam

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14248274
Đang online: 25