Mục tiêu xuất khẩu của Công nghiệp nhựa Việt Nam

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 8/8/2018 - Số lượt đọc: 6495

Ngành nhựa công nghiệp là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp quốc gia và hiện đang

phát triển nhanh tại Việt 
Nam. Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa công nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn

về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với

các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghệ cao… 

Mục tiêu xuất khẩu của Công nghiệp nhựa Việt Nam

Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp nhựa Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghệ cao…Đó là nhận định chung của ông Bùi Việt Cường nguyên tham tán thương mại tại Geneva, và cũng nhân buổi tập huấn “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam” "ng cũng chia sẻ một số điều về ngành nhựa như sau:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2001 – 2010 nếu tính doanh nghiệp nhựa đang hoạt động có vốn từ 0,5 tỷ đồng trở lên có khoảng 1.064 doanh nghiệp, chủ yếu ở miền Nam trong đó phần lớn tập trung tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, còn lại tập trung ở miền Bắc 15% và miền Trung 5%. Trong giai đoạn 2005 – 2010 ngành nhựa Việt Namphát triển phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 20 -25%/năm. Toàn ngành nhựa có 1064 doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác nhau như: DN ngoài nhà nước chiếm 80,1%; DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 19,7% chỉ có 1% là DN Nhà nước.

Theo số liệu của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa giai đoạn 2000 – 2005 là một trong những ngành có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm từ 27-30%, có những mặt hàng tốc trưởng đạt gần 100%. Giai đoạn 2005-2009 đạt mức tăng trung bình 20-25%/năm và ngành nhựa được đánh giá là còn nhiều triển vọng trong tương lai. Sản phẩm nhựa của Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu tại hơn 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2010 đạt 1 tỷ USD.

Theo số liệu của Bộ Công thương thì kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2013 của mặt hàng nhựa đạt 1,606 triệu USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2012, riêng tháng 9 đạt 182 triệu USD, tăng 8,98% so với tháng 9 năm 2012.

Về nguyên liệu, kim ngạch xuất khẩu không cao, các thị trường xuất khẩu lớn vẫn là: Trung Quố 28,31%, Inđonesi 21,14%, Thái Lan 10,38%, Mỹ 11,56%, Campuchia 7,29%, Đức 6,31%...Trong kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng nhựa 9 tháng năm 2013, khối doanh nghiệp FDI chiếm 63,23. Như vậy khối doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu so với các doanh nghiệp trong nước.

Tổng kim ngạch nhập khẩu ngành nhựa của Việt Nam 9 tháng năm 2013 đạt 6,099 triệu USD tăng 25,73% so với 9 tháng năm 2012, riêng tháng 9 đạt 725 triệu USD tăng 28,32% so với tháng 9 năm 2012. Thị trường nhập khẩu nguyên liệu cho ngành nhựa chính vẫn là Hàn Quốc với 20,38%, tiếp theo là Ả rập Xê út chiếm 15,16%, tiếp đến là Thái Lan 9,46% và Trung Quốc 7,44%. Ngoài ra người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng các sản phẩm nhựa tiêu dùng cao cấp được nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc chiếm 26,7%, Nhật Bản 24,37% và Hàn Quốc 20,46%. Trong kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng năm 2013 khối các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn chiếm 60,45%.

Tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2013 của ngành nhựa nhìn chung còn khó khăn, sản phẩm tồn kho còn nhiều tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn chậm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp các sản xuất bao bì thực phẩm, hải sản do các công ty về mặt hàng này giảm sản lượng sản xuất.

Để vượt khó giai đoạn này các các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã tích cực tìm hướng đi mới như hưởng ứng mạnh mẽ phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thông qua việc tham gia hàng loạt các hoạt động: hội chợ hàng Việt trên toàn quốc, tham gia vào chương trình bình ổn giá…Đặc biệt là dòng sản phẩm nhựa gia dụng của Việt Nam chiếm gần như tuyệt đối 90%.

Nhìn chung trong 9 tháng đầu năm tuy tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam ở các thị trường có phần chậm lại nhưng vẫn đạt kết quả khá. Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2013 là 2.100triệu USD tăng 5-6% so với năm 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 ước đạt 8.190 triệu USD tăng khoảng 18% so với năm 2012 trong đó chất dẻo nguyên liệu để phục vụ sản xuất nhập khẩu khoảng 5.660 triệu USD, tăng 17,8% sản phẩm và bán thành phẩm khoảng 2.300 triệu USD tă ng 8,33% so với năm trước…

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định đã làm chậm sự phát triển của ngành Nhựa như: nguyên liệu sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nên phần lớn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thành sản xuất luôn bị biến động mỗi khi có biến động tỷ giá ngoại tệ, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vốn của các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên chịu áp lực cạnh tranh đói với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thị trường. Mặc dù ngành nhựa có mặt ở nhiều nước trên thế giới song sản phẩm nhựa trong nước vẫn phải cạnh tranh khá vất vả về giá với các sản phẩm nhiều nước khác bởi chính sách nhập phế liệu để tái chế của họ thuận lợi và họ có công nghệ tái chế tốt như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan…. Mặt khác ngành nhựa được chia ra thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên sản phẩm như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử…do vậy tăng trưởng của các phân khúc này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuốc. Ngoài ra, ngành nhựa còn phải cạnh tranh không ngừng với các ngành Giấy, Thủy tinh, Sành sứ, Gỗ…những ngành thường có những sản phẩm tương tự và một hạn chế nữa của ngành nhựa là hiện nay chưa có các cơ sở nghiên cứu, phát minh về công nghệ và kỹ thuật ngành nhựa, đội ngũ công nhân chưa có tay nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có…

Để phát triển bền vững phù hợp với tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới thì ngành nhựa trong thời gian tới phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến, quy hoạch thật cụ thể cho từng bước phát triển, phù hợp với thị trường.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển ngành nhựa tại Việt Nam, vừa qua Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 2992/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao.

Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025.

Đến năm 2015, sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn; đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới 2015 là 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%.

Về quan điểm phát triển, Phát triển ngành Nhựa Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, xu thế và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời phát triển ngành Nhựa Việt Nam trên cở  sở phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, hợp tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển hài hòa với các ngành công nghiệp khác; phát triển ngành Nhựa hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra năng suất lao động cao đồng thời đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững gắn với bảo vệ môi sinh, môi trường...

Về định hướng phát triển, phát triển ngành Nhựa Việt Nam theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới; Đầu tư phát triển ngành Nhựa đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Huy động tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia cho ngành Nhựa.

Về quy hoạch phát triển, tập trung quy hoạch phát triển các nhóm sản phẩm ngành Nhựa; nhiên liệu, hóa chất phụ gia cho ngành Nhựa; tái chế phế liệu nhựa; phân bố không gian.

Về nhu cầu vốn đầu tư, theo Quy hoạch được phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 175.530 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2011 – 2015 là 88.624 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 152.442 tỷ đồng.

Ngoài ra, quy hoạch cũng nêu ra các chính sách và giải pháp chủ yếu như: giải pháp về vốn; thị trường; đầu tư; quản lý ngành; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường; phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành; phát triển khuôn mẫu cho ngành Nhựa; phát triển nguồn nhân lực. Các cơ chế chính sách trong Quy hoạch gồm các chính sách về tài chính, thuế và về vốn. Đặc biệt, cho vay vốn tín dụng đầu tư là 85% đối với ngành Cơ khí trong điểm. Các ngân hàng thương mại bảo lãnh ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành Nhựa.

Quy hoạch cũng quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển ngành Nhựa theo Quy hoạch.

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14240662
Đang online: 23