Phân biệt ký hiệu các loại nhựa phổ biến để bảo vệ sức khỏe gia đình

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 7/13/2020 - Số lượt đọc: 4757

Ngày nay, nhựa là chất liệu  được sử dụng phổ biến trong đời sống mỗi gia đình. Nhưng không phải loại nhựa nào cũng an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy nếu bạn không tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức về các loại nhựa thì bạn sẽ có nguy cơ sử dụng không đúng cách từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và sức khỏe. Dưới đây là một số kiến thức về những loại nhựa trên thị trường bạn nên tham khảo nhé!

1. Ký hiệu PET hoặc PETE

PET hoặc PETE dùng để chỉ các chai nhựa làm từ polyethylene terephtalate - loại nhựa rất phổ biến được sử dụng cho hầu hết các loại chai nhựa hiện nay.

 

Đây là loại nhựa khá an toàn, với kết cấu mạnh mẽ cùng trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, theo thông tin đang được lan truyền thì đây là loại chai chỉ nên dùng một lần, có thể rỉ ra vi khuẩn gây ung thư cho chúng ta nếu tái sử dụng.

Vậy thực hư thế nào? Sự thực là vào năm 2002, một chương trình truyền hình Nhật Bản đã gây sợ hãi cho nhiều người khi chỉ ra rằng chai nhựa PET khi tái sử dụng có thể cho ra dioxins và di-ethylexyl adipate (DEHA) - những hợp chất hóa học có thể gây ung thư.

2. Ký hiệu HDP hay HDPE

Đây là loại chai nhựa có mật độ polyethylene cao và được xem là an toàn. Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa... đều được làm từ HDPE. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp.

3. Ký hiệu PVC hoặc 3V

Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Đây là loại nhựa rất độc hại đối với cơ thể.

Nhựa PVC (Polyvinyl chloride) được rất nhiều chuyên gia cảnh báo là loại nhựa nguy hiểm nhất, có thể gây ung thư cho con người. Loại nhựa PVC khi phân hủy sẽ còn thải ra các hóa chất gây ung thư vào trong không khí, nước và đất. 
Ngay cả việc sử dụng nhựa PVC trong các vật dụng hàng ngày, như đồ chơi trẻ con, ống nước... cũng đang gây tranh cãi rất nhiều cho giới khoa học. 

Chính vì thế, nếu bắt gặp một chai nước nào có ký hiệu này thì tốt hơn hết là nên tránh xa nó ra.

 

4. Ký hiệu LDPE

Nhựa số 4 có nhiều công dụng nhưng không nên dùng ở nhiệt độ cao. LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

5. Ký hiệu PP

Nhựa số 5 chịu nhiệt rất tốt và an toàn khi đặt trong lò vi sóng. PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

6. Ký hiệu PS

Nhựa số 6 hay dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần. PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

7. Ký hiệu PC hoặc không có kí hiệu

Độc nhất trong số tất cả chính là nhóm này. Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14234976
Đang online: 18