Biện pháp khắc phục hạn chế trong quá trình thi công sàn nhẹ Uboot

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 6/22/2018 - Số lượt đọc: 3742

Khi thi công sàn nhẹ Ubot nếu không tính toán kỹ lưỡng rất dễ xảy ra các vấn đề. Phú Hòa An xin chia sẻ các nguyên nhân cùng những biện pháp khắc phục hạn chế trong quá trình thi công sàn nhẹ Uboot. Giúp giảm tối đa chi phí và những thiệt hại không đáng có về người và của.

1. Hiện tượng đẩy nổi hộp Box

1.1 Nguyên nhân

- Do việc dùng thép C neo hai lớp thép trên và dưới với nhau chưa đủ mật độ 4 chiếc/1m2.
- Do tốc độ bơm bê tông lớp 1 quá nhanh và mạnh dẫn đến việc hộp bị xô lệch, đẩy nổi.
- Do khi sử dụng không đúng theo hướng dẫn đổ đầy bê tông ngập toàn bộ hộp bê tông dẫn đến áp lực bê tông vào hộp lớn.
- Do quá trình đổ và dùng đầm dùi không đúng theo hướng dẫn vì vậy dẫn đến việc áp lực của bê tông làm đẩy nổi hộp bot.
- Do quá trình đổ bê tông lớp thứ 2 vòi bơm xả thẳng vào các khe hộp làm tăng áp lực bê tông dẫn đến đẩy nổi hộp ubot.
- Do quá trình đầm bê tông lớp thứ 2, đầm quá kỹ, đầm sâu xuống lớp 1 làm tăng áp lực bê tông dẫn đến đẩy nổi hộp bot.
- Thời gian chuyển giao giữa lần đổ bê tông lớp 1 và lớp 2 quá nhanh khi chưa đảm bảo bê tông lớp 1 ổn định giữ chân hộp ubot (bê tông lớp 1 cần se lại trước khi đổ lớp 2).

1.2 Biện pháp khắc phục

- Trước khi đổ gia cường đẩy đủ thép C cấu tạo chống đẩy nổi.

 

- Khi đẩy ống bơm nên bơm đúng khe của hàng hộp ubox, đẩy ống bơm chạy theo hình zic zắc đồng thời các đầm đi theo cần bơm và đầm bê tông đảm bảo tràn kíp chân Hộp.

 

2. Hiện tượng có vết nứt

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông. Nên việc xử lý rạn nứt sàn, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.

2.1 Nguyên nhân

- Sử dụng phụ gia R3/R7/R14 là phụ gia siêu hóa dẻo, phát triển nhanh cường độ cho bê tông ở giai đoạn đầu. Các loại phụ gia này tăng tốc quá trình thủy hóa để đạt cường độ sớm đồng nghĩa với mức độn tỏa nhiệt của bê tông sẽ bị thay đổi vì vậy làm giảm hàm lượng nước trong bê tông. Kết quả bê tông sẽ bị khô vì mất nước và dẫn tới hiện tượng rạn nứt.
- Tháo cốt pha sớm khi sàn bê tông chưa đạt cường độ.
- Tháo cốt pha tầng dưới sớm khi đổ bê tông tầng tiếp theo dẫn tới hiện tượng nứt do tải trọng thi công lớn hơn tải trọng thiết kế.
- Do bê tông
+ Do quá trình bảo dưỡng sàn không đúng quy trình.
+ Do điều kiện khí hậu trong lúc đổ bê tông.
+ Mác bê tông không đủ theo thiết kế.
+ Tỉ lệ cốt liệu không đảm bảo.
+ Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
+ Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng(do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).
+ Đổ bê tông không đều. Đô dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
+ Thời gian cấp bê tông không liên tục, dẫn tới bê tông bị khô cứng/phân tầng.
- Do cốt thép:
+ Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề mặt khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
+ Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng.
+ Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
+ Nối buộc không cẩn thận.

2.2 Phương pháp xử lý vết nứt

* Xử lý vết nứt bằng hệ thống xy lanh
Vệ sinh và kiểm tra kích thước vết nứt

 

Xác định vị trí đặt xy lanh

 

- Khoan và vệ sinh lỗ khoan trước khi lắp đế nhựa gắn vào xy lanh, cần đảm bảo các đế nhựa gắn cố định vào mũi khoan.

 

- Trám bề mặt vết nứt bằng keo kết dính DY-101

 

- Lắp xy lanh Epoxy SL-1400 (khoảng cách Xy Lanh từ 20-25cm). Gỡ bỏ xy lanh khi keo DY-101 đạt cường độ.Tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ sau khi thi công 48 giờ.

 

* Xử lý vết nứt bằng LEAFSEAL WP 503
+ Nguyên lý hoạt động của LEAFSEAL WP 503LEAFSEAL WP 503 kết hợp với nước và bê tông để thúc đẩy phản ứng của những phản ứng của xi măng chưa được thủy hóa, tạo ra những tinh thể hình kim, không hòa tan. Sau vài tuần hoặc vài tháng nhưng tinh thể sẽ phát triển và lấp đầy các khe nứt và lỗ rỗng tự nhiên trong bê tông, chặn đứng hoàn toàn đường dẫn nước vào bê tông
Việc tinh thể hình thành từ bệ mặt và phát triển sâu vào bên trong, giữa các hệ thống mao dẫn của bê tông giúp cho bê tông được hình thành vĩnh cửu.

3. Hiện tượng có lỗ rỗng dưới đáy hộp ubot

3.1 Nguyên nhân

- Do độ sụt quá thấp (bê tông khô) dẫn tới quá trình đầm bê tông không lấp đầy chân hộp ubox.
- Yêu cầu độ sụt bê tông trong quá trình thi công sàn ubot: 16 ± 2cm
- Do quá trình đầm bê tông không đủ các vị trí quy định, đầm sót vị trí.
- Do lắp đặt thép khoảng cách thép gia cường quá gần với chân hộp ubot dẫn đến cốt liệu bê tông không thể lèn qua để lấp đầy chân hộp ubot.

3.2 Biện pháp khắc phục

- Sử dụng độ sụt bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đổ và đầm bê tông đúng phương pháp theo chỉ dẫn kỹ thuật.
- Lắp đặt thép gia cường có khoảng cách 30-40mm đủ để hỗn hợp bê tông lèn và lấp đầy chân hộp.
- Đầm không bỏ sót tại các vi trí góc hộp ubot.
Trên đây là những nguyên nhân và các biện pháp nhằm khắc phục những hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình thi công sàn nhẹ uboot. Hi vọng qua đây sẽ giúp cho công trình, dự án của quý khách hàng được triển khai tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0901 777 929 để được tư vấn chính xác nhất.

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14234778
Đang online: 21