Làm thế nào để chọn đồ nhựa an toàn cho sức khỏe?

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 6/20/2019 - Số lượt đọc: 4959

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồ nhựa được sử dụng khá phổ biến, các gia đình có thói quen sử dụng lại các chai, hộp nhựa để đựng thực phẩm hay chứa nước để trong tủ lạnh. Nhưng liệu điều này có an toàn cho sức khỏe người dùng không? Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về các loại nhựa sử dụng phổ biến trong cuộc sống cho bạn đọc tham khảo nhé!

Trong sinh hoạt hàng ngày, loại nhựa thường gặp nhất là PE (polyethylene). Vào một số cửa hàng bán tạp hoá hay đồ nhựa không khó để chúng ta bắt gặp nhiều loại túi hình chữ nhật trong suốt không màu hay túi đựng có nhiều màu khác nhau mà theo thói quen không biết từ khi nào gọi nhầm là túi nilon (nilon là một loại polyamid có cấu tạo hoá học và tính chất hoàn toàn khác).

Những chai đựng sữa, nước ngọt và một số thực phẩm lỏng khác thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, được gọi tắt là HDPE (high density polyethylene) hay PVC (polyvinyl chloride) loại chuyên dùng cho thực phẩm. Có thể nói ở tất cả các chợ lớn, nhỏ, siêu thị hay chợ ven đường… hàng hoá giao cho khách hàng đều đựng túi PE. Tuy nhiên, việc sản xuất ra HDPE cũng sử dụng tới các hoá chất độc hại như hexane và benzne.

Một loại nhựa khác gần với PE là PP (polypropylene). Do PP có tính chất cơ học cao hơn PE nên được kéo sợi và dệt thành các loại bao bì đựng gạo, đường, ngô, đậu nành, lạc… Tùy theo yêu cầu, phía trong bao bì còn một lớp màng chống ẩm. Sợi PP còn dệt thành bạt để che mưa, nắng rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Các loại xô, chậu, rổ rá cũng thường làm bằng nhựa PP được xem là loại plastic tốt nhất.

Nhận biết nhựa tốt bằng cách… đốt

Với những kiến trên, bạn có thể nhận biết được những sản phẩm nhựa dùng hàng ngày có xuất xứ từ gốc nhựa nào. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn có thể làm một thí nghiệm đơn giản là đốt. Nhựa PE, HDPE, PP đều thuộc một họ có cấu tạo hoá học gần như nhau, nếu có khối lượng phân tử thấp thì tương tự như parafin (sáp). Do vậy, nếu châm bật lửa đốt, không có mùi khét thì đấy là PE, HDPE hay PP. Nhựa PET, ABS cháy với ngọn lửa có khói đen và có mùi khét. Còn nhựa PVC không cháy thành ngọn lửa.

Lưu ý khi chọn đồ nhựa

Sản phẩm được làm từ nhựa chính phẩm sẽ cho màu sáng, tươi, bóng láng, giữ được độ trong. 
Đối với nhựa có sử dụng chất độn, phế liệu sẽ bị nhám trên bề mặt, dễ trầy xước, vênh, gợn sóng. Người tiêu dùng không nên chọn các đồ dùng bằng nhựa có màu sắc lòe loẹt, do có chứa nhiều phẩm màu, không nên dùng sản phẩm nhựa có mùi để đựng thức ăn, do các độc tố dưới dạng polyme mạch thơm sẽ hòa tan khi đựng thức ăn lỏng hoặc có vị chua, mặn.

Người tiêu dùng cũng nên tránh dùng bao bì nhựa kể cả túi nilon có màu đen, xanh đậm, vì nhà sản xuất thường dùng màu để che lấp khuyết điểm của nhựa tái sinh.

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14227975
Đang online: 15