Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào?

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 5/30/2020 - Số lượt đọc: 15198

Chuồng trại được thiết kế hợp lý sẽ giúp cho vật nuôi nhanh lớn, hạn chế được dịch bệnh. Vậy khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào? Có những điều kiện cơ bản nào cần đảm bảo khi làm chuồng trại? Chia sẻ từ Phú Hòa An sau đây sẽ giải đáp từ A đến Z những thắc mắc khi làm chuồng trại chăn nuôi của bà con.
Về cơ bản, có thể tổng hợp lại với những yêu cầu sau:

Một số yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi

- Địa điểm xây dựng
+ Địa điểm: Cao ráo, bằng phẳng.
+ Lượng khí độc trong chuồng như khí amoniac, khí hiđro sunfua ít nhất.
+ Hướng chuồng: Nam - Đông Nam.
+ Độ chiếu sáng phù hợp.
+ Nền chuồng: Có độ dốc phù hợp để thoát phân và nước tiểu.
+ Không bị đọng nước.
+ Bền, Không trơn, kín đáo.
- Kiến trúc xây dựng
+ Yên tĩnh, không gây ô nhiễm.
+ Thuận tiện ấm về mùa đông mát về mùa hè.
+ Độ ẩm thích hợp trong chuồng 60% - 75%.
+ Đủ ánh sáng, độ chiếu sáng phù hợp cho từng vật nuôi.
+ Độ thông thoáng tốt nhưng không có gió lùa.
+ Thuận tiện chăm sóc quản lý.
+ Phù hợp với đặc điểm sinh lý.
+ Có hệ thống vệ sinh tốt.
+ Liên hệ thực tế.
Đi vào chi tiết để làm rõ những gạch đầu dòng ở trên đây. Giúp bà con hiểu rõ hơn các yêu cầu khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào?

Địa điểm xây dựng chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi cần được xây dựng ở khu vực cao ráo, bằng phẳng. Các trại nên nằm cách xa nhau. Không đặt trại chăn nuôi gần các lò giết mổ, bãi rác,...
Chọn được địa điểm, vị trí thích hợp để xây dựng chuồng trại là điều rất được quan tâm. Thường thì bà con hay làm chuồng trại ngay trên đất của mình để thuận tiện cho việc chăm sóc. Đó là đối với những chuồng trại có quy mô nhỏ, số lượng ít. Chỉ cần đảm bảo độ thông thoáng và không quá gần những gia đình khác là ổn. 
Nhưng với các trại lớn thì bà con cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:
- Trang trại cần chọn nơi có vị trí cao ráo, bằng phẳng, 
- Không quá gần với các trang trại khác. Các trại nên cách nhau tối thiểu 3km
- Trại nằm cách xa các lò giết mổ, các bãi xử lý rác thải, nhà máy hóa chất,...
- Nằm cách những con đường lớn.
- Không nằm ở nơi có gió thổi vào.

Hướng chuồng trại

Hướng chuồng trại trong chăn nuôi tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Làm chuồng theo những hướng này đã được xem xét kỹ lưỡng phù hợp tính khoa học. 
Khi chuồng hướng về phía Đông sẽ nhận được ánh nắng buổi sớm chiếu vào mọi ngóc ngách trong chuồng. Điều này giúp cho chuồng trại được khô ráo và ấm áp hơn hẳn. 
Vật nuôi sẽ tiếp nhận được vitamin D cần thiết cho sự phát triển, sinh trưởng tốt. Không những vậy, ánh nắng buổi sáng góp phần tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong chuồng. Vật nuôi sẽ có được môi trường sống tốt nhất.
Hướng chuồng Đông Nam, hướng Nam tránh được lạnh về mùa đông, mát vào mùa hè. 

Nền chuồng

- Làm nền cao hơn mặt đất khoảng 30 - 45cm tránh ẩm ướt, ngập úng.
- Nền chuồng đảm bảo tình trạng bằng phẳng và không bị đọng nước.
- Nền phải có độ dốc 2 - 3% về hướng thoát nước thải.
- Sàn chuồng bằng nhựa hay bê tông cần đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh sau này.
- Khi làm sàn cần đầm nén kỹ nền đất. Sau đó lát gạch hoặc láng xi măng để tạo độ nhám tránh trơn trượt. 
Hiện nay, ngoài làm sàn gạch hay xi măng thì nhiều trang trại đã sử dụng tấm nhựa lót sàn chăn nuôi. Chính là dùng những tấm sàn nhựa chăn nuôi lót lên nền chuồng. Vật nuôi sẽ không tiếp xúc trực tiếp với nền đất hay xi măng lạnh. Chất thải cũng thoát đi dễ dàng, tránh ô nhiễm, vi khuẩn, hạn chế được dịch bệnh. Tạo môi trường sống tốt hơn cho vật nuôi.
>>> Xem thêm

Mái chuồng

Mái chuồng là bộ phận che chắn, tránh mưa nắng cho vật nuôi. Đây là một phần không thể thiếu khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vật liệu làm mái chuồng tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Những chất liệu thường dùng để làm mái như tôn, tấm fibro hay mái tranh, lợp ngói. Nếu chuồng được lợp mái ngói sẽ tránh nóng tốt hơn nhưng chi phí lại đắt hơn cả. 
Mái chuồng nên làm có độ cao từ 3,2 - 3,5m. Trường hợp lợp tôn, tấm fibro xi măng, tôn nhựa tổng hợp thì mái chuồng cao sẽ giảm sức nóng hiệu quả. Nếu lợp mái lá hay mái tranh thì chi phí thấp hơn. Chuồng lợp tranh làm cao khoảng 2,5 - 3m là thích hợp.
Độ dốc mái chuồng vừa phải thuận tiện cho việc thoát nước. Chiều dài mái chuồng vừa đến nơi có rãnh thoát nước giúp cho chuồng trại khô ráo và thoáng mát hơn. 
Trên đây là những điều cần chú ý khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Việc làm chuồng nên tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật xây dựng. Điều này sẽ tạo môi trường sống phù hợp, giúp hạn chế dịch bệnh, vật nuôi nhanh lớn. Nhưng việc làm chuồng còn tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thực tế của mỗi gia đình, khu vực. Hi vọng những thông tin mà Phú Hòa An đưa ra trên đây sẽ giúp cho bà con có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Tham khảo một số hình ảnh chuồng trại chăn nuôi từ khách hàng Phú Hòa An:

Chuồng nuôi chó sử dụng tấm nhựa lót sàn




Trang trại chăn nuôi heo con và heo nái


Chuồng nuôi dê được lát bằng tấm nhựa lót sàn

DANH MỤC SẢN PHẨM

ĐỐI TÁC

sản phẩm bán chạy
hỗ trợ trực tuyến

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 14208531
Đang online: 31